KHÔNG CẦN DETOX PHỨC TẠP – 8 THÓI QUEN ĐƠN GIẢN GIÚP GAN LUÔN KHỎE MẠNH

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 ca tử vong liên quan đến viêm gan virus, xơ gan và ung thư gan. Con số này thậm chí còn cao hơn nhiều loại ung thư phổ biến khác. Điều đáng lo ngại là phần lớn người mắc bệnh gan không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, chỉ phát hiện khi gan đã tổn thương nghiêm trọng.

Vậy làm sao để bảo vệ gan hiệu quả mà không cần detox khắt khe hay lệ thuộc vào thuốc?

Hãy cùng Bronson Việt Nam khám phá 8 thói quen đơn giản giúp gan luôn khỏe mạnh và thải độc hiệu quả.

Bạn có biết? Gan khỏe chính là “lá chắn” tự nhiên của hệ miễn dịch

Khi nhắc đến hệ miễn dịch, chúng ta thường nghĩ đến tủy xương, bạch cầu hay tuyến ức. Nhưng ít ai biết rằng lá gan cũng đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của chúng ta:

  • Gan là nơi sản xuất nhiều loại protein quan trọng cho hệ miễn dịch. Những protein này giúp cơ thể nhận diện và tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
  • Gan hoạt động như một “nhà máy lọc độc”, loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn, virus và các tế bào chết khỏi máu trước khi chúng có thể gây hại cho cơ thể. Khi gan suy yếu, quá trình này kém hiệu quả, tạo điều kiện cho độc tố tích tụ và làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa và lưu trữ nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho chức năng miễn dịch tối ưu, như vitamin A, D, E, K và sắt.
  • Mật do gan sản xuất không chỉ hỗ trợ tiêu hóa chất béo mà còn giúp loại bỏ độc tố và các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa.

Có thể thấy, khi gan khỏe, hệ miễn dịch sẽ được củng cố vững vàng, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh.

8 thói quen giúp gan thải độc hiệu quả mỗi ngày

1.Nói không với bia rượu thuốc lá

Chất cồn trong rượu bia khi đi vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột chỉ được đào thải 10% qua đường bài tiết, 90% còn lại sẽ đi thẳng vào gan. Lượng cồn này khiến gan phải làm việc quá tải, lâu dài gây tổn thương tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan.

Ngoài ra, các độc tố có trong khói thuốc lá cũng làm giảm khả năng giải độc và đẩy nhanh quá trình viêm gan.

Do đó, nên hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là ngừng sử dụng chúng để gan có cơ hội phục hồi và hoạt động tối ưu.

2.Chế độ ăn uống lành mạnh

Chăm sóc gan qua bữa ăn dễ hơn bạn nghĩ, quan trọng là biết ăn đúng và tránh những thứ gây hại:

  • Nên ăn thường xuyên

Rau xanh & trái cây (ít nhất 5 phần/ngày): Nên ưu tiên các loại như cải bó xôi, bông cải xanh, cà chua, dâu tây, việt quất,…
Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám
Các loại cá biển (nên ăn cá 2 – 3 lần/tuần): Cá hồi, cá thu, cá mòi,…
Các loại đậu và hạt: Đậu lăng, đậu gà,…và các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều là nguồn protein thực vật, chất xơ và chất béo lành mạnh tuyệt vời.
Dầu ô liu nguyên chất: Có thể sử dụng trong chế biến nấu ăn hoặc trộn salad

  • Nên hạn chế tối đa

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng,…chứa nhiều chất béo bão hòa và chất bảo quản không tốt cho gan.

Đồ ngọt và nước ngọt có ga: Bánh kẹo, nước ngọt và trà sữa,…chứa lượng đường fructose cao, làm tăng gánh nặng cho gan.

Thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh: Chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trans fat).

3. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

Rèn luyện thể thao không chỉ tốt cho tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng gan. Khi bạn chăm chỉ vận động mỗi ngày, quá trình trao đổi chất được thúc đẩy, giúp gan xử lý chất béo hiệu quả hơn, giảm tích tụ mỡ trong gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và giảm nguy cơ men gan tăng cao.

Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm lượng mỡ thừa toàn thân, đặc biệt bao gồm cả mỡ nội tạng quanh gan.

Mỗi ngày chỉ cần 30 – 45 phút vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội hoặc đạp xe không chỉ giúp gan “dễ thở” mà còn hỗ trợ giảm cân lành mạnh.

4.Uống đủ nước mỗi ngày

Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình lọc máu, đào thải chất cặn bã qua thận và đường tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, từ đó giảm áp lực cho gan.

Vì thế, hãy duy trì thói quen uống đủ 1.5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày. Đặc biệt, khởi đầu ngày mới bằng 1 ly nước ấm cũng giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

5.Kiểm soát lượng đường trong máu

Ít ai ngờ rằng đường huyết cao không chỉ liên quan đến tiểu đường mà còn là một trong những yếu tố góp phần gây ra gan nhiễm mỡ.

Do đó, bạn nên chủ động theo dõi và kiểm soát đường huyết đều đặn bằng máy đo chuyên dụng, hỗ trợ phòng tránh nguy cơ gan nhiễm mỡ và điều chỉnh kịp thời qua ăn uống, vận động và lối sống.

6.Ngủ đúng giờ, đúng giấc

Việc đi ngủ đúng giờ không chỉ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi mà còn là lúc lá gan thực hiện các chức năng phục hồi và tái tạo quan trọng nhất. 

Theo đồng hồ sinh học, gan hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1h – 3h sáng, vì vậy việc ngủ trước 23h là thời gian lý tưởng để gan có đủ điều kiện làm việc hiệu quả.

7.Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ 

Sau một ngày dài làm việc và học tập căng thẳng, không chỉ cơ thể mà gan cũng cần được “xả stress”. Một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả để hỗ trợ gan vào buổi tối chính là ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ.

Liệu pháp này giúp thư giãn hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, từ đó hỗ trợ gan được nuôi dưỡng tốt hơn và giảm tải áp lực thải độc về đêm.

Nhiều chuyên gia khuyên rằng nên ngâm chân bằng nước ấm tốt nhất trong khoảng 40 độ C, ngâm tối đa 30 phút đồng thời kết hợp xoa bóp chân nhẹ nhàng.

8.Chủ động tiêm phòng và kiểm tra sức khỏe định kỳ

Một trong những cách hiệu quả để tránh mắc các bệnh về gan chính là khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ:

  • Tần suất khám gan khuyến nghị:

Đối với những người ít có nguy cơ: Nên khám tổng quát 1 lần/năm, bao gồm các xét nghiệm chức năng gan như men gan, GGT, siêu âm gan,…

Đối với người có gười có nguy cơ cao (béo phì, tiểu đường, uống nhiều rượu bia, có tiền sử gia đình mắc bệnh gan, dùng thuốc ảnh hưởng ga,…): Nên khám 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, tiêm phòng viêm gan virus (đặc biệt là viêm gan A và B) cũng cực kỳ quan trọng. Hỗ trợ giảm thiểu mắc các bệnh như viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan.

Nói tóm lại, việc chăm sóc gan không cần phải quá cầu kỳ hay phụ thuộc vào những phương pháp “detox” phức tạp. Chỉ với những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày, bạn đã có thể tạo điều kiện để gan luôn khỏe mạnh, làm việc hiệu quả và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Các tin tức khác: