Dạo gần đây, bạn có nhận thấy mình thức khuya thường xuyên hơn? Những bữa tối vội vàng với đồ chiên rán thơm phức, kèm theo vài ly bia, rượu để xả stress sau một ngày dài? Chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe rằng những lối sống này không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với gan. Nếu bạn thấy mình trong những thói quen ấy, thì đã đến lúc bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe lá gan.
Thực phẩm chiên rán và nguy cơ gan nhiễm mỡ
Chúng ta đều yêu thích sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn của thức ăn nhanh, nhưng ít ai biết rằng chúng lại là gánh nặng lớn cho lá gan. Những thực phẩm này chứa lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Khi chúng được nạp vào cơ thể, gan phải làm việc cật lực để chuyển hóa và loại bỏ những loại chất béo này.
Về lâu dài, nếu lượng chất béo vượt quá khả năng xử lý của gan, chúng sẽ tích tụ lại trong các tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ (NAFLD). Gan nhiễm mỡ không chỉ làm suy giảm chức năng gan mà còn là nguồn cơn của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan nếu không được kiểm soát.
Không những thế, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và trans fat có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thức khuya có gây hại cho gan không?
Theo đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể, khoảng thời gian từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng là lúc gan và túi mật hoạt động tích cực nhất để thải độc, loại bỏ chất thải, chất béo xấu và cholesterol. Chỉ khi cơ thể bạn ở trạng thái nghỉ ngơi sâu, gan mới thực hiện tốt vai trò này.
Tuy nhiên, hiện nay, việc thức khuya dường như đã trở thành thói quen của nhiều người. Điều này không chỉ phá vỡ đồng hồ sinh học mà còn gây ra hàng loạt tác động tiêu cực đến gan:
- Tăng gánh nặng thải độc cho gan: Nếu bạn thường xuyên thức khuya, gan không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thải độc hiệu quả, từ đó sản sinh thêm các chất độc hại cho cơ thể do phản ứng oxy hóa.
- Cản trở quá trình chuyển hóa chất béo, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ: Thức khuya làm rối loạn quá trình xử lý chất béo của gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.
- Thiếu hụt lượng máu trong gan: Thức khuya làm rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, khiến lượng máu lưu thông đến gan giảm mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tái tạo và phục hồi của gan.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là ung thư gan: Thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến khả năng miễn dịch suy giảm, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Hơn nữa, việc thức đêm còn làm mất cân bằng hormone và tăng tiết adrenalin kéo dài.
Uống quá nhiều rượu, bia ảnh hưởng đến gan như thế nào?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc uống rượu, bia được xem là quá mức khi:
- Nam giới: Uống hơn 210gr chất cồn mỗi tuần liên tục trong 2 năm trở lên.
- Nữ giới: Uống hơn 140gr chất cồn mỗi tuần liên tục trong 2 năm trở lên.
Trên thực tế, chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể. Do đó, với những người nghiện bia, rượu thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, và xơ gan.
Ngoài ra, rượu còn kích hoạt tế bào Kupffer trong gan, khiến chúng tiết ra các chất gây viêm mạnh (như TNF-α, Interleukin,…) làm tổn thương và giết chết tế bào gan nhanh chóng. Điều này không chỉ khiến gan mất khả năng giải độc, mà còn làm độc tố tích tụ ngược lại trong gan và máu, gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ cơ thể.
Những dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương nghiêm trọng
Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu này xuất hiện khi bilirubin tích tụ trong máu do gan không thể chuyển hóa.
Chướng bụng, phù nề: Dấu hiệu của suy gan nặng, ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp protein.
Dễ bầm tím, chảy máu: Suy giảm chức năng gan khiến thiếu hụt yếu tố đông máu, dễ xảy ra vết bầm tím dù va chạm nhẹ.
Nổi mẩn ngứa: Gan suy yếu khiến độc tố tích tụ dưới da, gây nóng trong, mẩn ngứa, nổi mụn kéo dài dù chăm sóc da kỹ lưỡng.
Hơi thở có mùi hôi, nước tiểu sẫm màu: Khi gan không đào thải được độc tố, chúng sẽ bài tiết qua đường tiểu và hơi thở gây nước tiểu sẫm màu và hơi thở hôi dù vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Từ thói quen nhỏ đến hậu quả lớn – Bổ gan có còn là chuyện sớm hay muộn?
Nhiều người có xu hướng tìm đến các sản phẩm “bổ gan” như một giải pháp thần kỳ. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà các chuyên gia luôn nhấn mạnh là không có loại “thuốc bổ” nào có thể thay thế hoàn toàn một lối sống lành mạnh. Các sản phẩm hỗ trợ gan chỉ thực sự phát huy tác dụng khi bạn từ bỏ các thói quen độc hại hàng ngày.
Gan chỉ lên tiếng khi tình trạng suy yếu đã trở nên nghiêm trọng, vì thế, hãy chủ động bảo vệ gan từ những thay đổi trong sinh hoạt dù là nhỏ nhất.
1. Hạn chế rượu, bia và chất kích thích
Hãy dừng uống rượu, bia trong ít nhất 1 – 2 tháng để giúp gan có thời gian tái tạo và giảm gánh nặng thải độc. Nếu không thể bỏ hẳn, cần tuân thủ ngưỡng an toàn do WHO khuyến cáo: không quá 1 đơn vị cồn/ngày (tương đương 270ml bia hoặc 125ml rượu vang).
Ngoài ra, cần tránh hoàn toàn thuốc lá và không nên lạm dụng caffeine quá mức, bởi những chất này cũng góp phần gây tổn thương gan nếu dùng lâu dài.
Có thể thay thế bằng những loại thức uống giúp giải độc gan tự nhiên như trà atiso, nước ép củ dền, nước chanh mật ong ấm,…
2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ hỗ trợ tăng cường chức năng gan mà còn giảm áp lực cho gan.
Những loại thực phẩm tự nhiên tốt cho gan được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
- Rau màu xanh đậm: Họ nhà cải, bông cải xanh, rau bina,…chứa chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp gan đào thải độc tố.
- Trái cây giàu vitamin C: Cam, bưởi, chanh cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo tế bào gan.
- Cá biển: Cá hồi, cá thu,…chứa omega-3, giúp giảm viêm và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, quinoa cung cấp vitamin B và chất xơ, hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng.
- Nghệ và gừng: Chứa curcumin và gingerol, giúp chống viêm và bảo vệ gan.
- Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả chăm sóc gan, cần lưu ý hạn chế thực phẩm gây hại như đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn và giảm tiêu thụ đường fructose. Đừng quên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể thêm vài lát chanh, gừng hoặc lá bạc hà để vừa tăng hương vị, vừa hỗ trợ giải độc tự nhiên cho cơ thể.
3. Duy trì lối sống lành mạnh
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, việc thay đổi thói quen sống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe lá gan.
- Cố gắng đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để gan thực hiện tốt chức năng của mình.
- Thường xuyên rèn luyên thể dục thể thao: Mỗi ngày bạn nên dành 30 – 45 phút cho các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ hoặc yoga. Điều này không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm mỡ gan mà còn duy trì cân nặng lý tưởng.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn phương pháp thư giãn bằng thiền để giữ tinh thần thư thái và bảo vệ lá gan khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ tâm lý.
4. Bổ sung viên uống bổ gan với bảng thành phần lành tính
Chủ động bổ sung viên uống bổ gan có thể là một phần trong chiến lược chăm sóc gan toàn diện. Nên cân nhắc sử dụng các dòng bổ gan có bảng thành phần an toàn, nguồn gốc tự nhiên như Bronson Milk Thistle được chiết xuất từ cây kế sữa.
Thức khuya vài đêm, ăn vài bữa đồ chiên rán, nhâm nhi đôi ba ly bia cứ tưởng chừng vô hại. Nhưng nếu lặp lại hằng ngày, những thói quen ấy đang âm thầm tích lũy gánh nặng cho lá gan, khiến chức năng gan suy giảm mà bạn không hề hay biết.
Vì thế, đừng chờ đến khi cơ thể phát tín hiệu cầu cứu mới bắt đầu quan tâm đến gan. Chăm gan không phải là chuyện sớm hay muộn – mà là chuyện cần làm ngay bây giờ.