CHĂM SÓC SỨC KHỎE GAN ĐÚNG CÁCH, TRÁNH NGAY NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP

Gan được ví như “nhà máy thải độc”, đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng bài tiết và chuyển hóa các chất được nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, áp lực công việc, thói quen dùng thuốc tùy tiện và môi trường ô nhiễm, khiến cho gan rất dễ bị tổn thương.

Đứng trước những mối lo mắc các bệnh về gan, nhiều người đã lựa chọn sử dụng các sản phẩm bổ gan như một giải pháp hỗ trợ, nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ cách dùng sao cho hiệu quả và an toàn. Thực tế, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, một số dòng bổ gan có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe.

Vậy chăm sóc gan như thế nào là đúng cách ? Làm sao để sử dụng các sản phẩm bổ gan hiệu quả mà không phản tác dụng ? Và đâu là 5 tác dụng phụ thường gặp khi dùng sản phẩm hỗ trợ gan mà bạn cần đặc biệt lưu ý ? Cùng Vinacine khám phá ngay trong bài viết dưới đây để hiểu đúng – dùng đúng, đảm bảo lá gan được nuôi dưỡng và bảo vệ hiệu quả. 

  • Tại sao cần bổ sung các dưỡng chất cho gan ?
  • Hiểu đúng về cơ chế của các dòng bổ gan hiện nay
  • Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sản phẩm bổ gan
  • Các lưu ý phòng tránh và hướng xử lý hiệu quả

Tại sao cần bổ sung các dưỡng chất cho gan ?

Mỗi ngày, gan phải xử lý một lượng lớn độc tố từ thực phẩm, rượu bia, thuốc men, hóa chất và môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, khả năng giải độc của gan chỉ ở mức giới hạn. Nếu cơ thể phải tiếp xúc với quá nhiều những chất độc hại, gan không kịp đào thải hết được các chất độc, những chất độc đó sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây ảnh hưởng tiêu cực cho gan và các bộ phận khác. Lâu dần, gan bị quá tải và tổn thương, gây ra các vấn đề như rối loạn chức năng gan, men gan tăng cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính… Thậm chí, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế, để cân bằng hoạt động chung của cơ thể và giảm gánh nặng cho gan, nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị nên chủ động chăm sóc sức khỏe gan bằng các thảo dược có tác dụng giải độc gan. Những hoạt chất này không chỉ giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ gan giải độc hiệu quả hơn, mà còn bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương, thúc đẩy tái tạo mô gan mới, từ đó duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Hiểu đúng về cơ chế của các dòng bổ gan hiện nay

Hiện nay, việc phân biệt giữa các dòng sản phẩm giải độc gan và các thực phẩm chức năng hỗ trợ làm mát gan, thanh lọc cơ thể là điều không dễ dàng với nhiều người tiêu dùng. Dù khác nhau về bản chất và mức độ tác động, cả hai nhóm sản phẩm này đều có điểm chung là sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp, cụ thể như sau:

  • Nhóm chiết xuất từ các thành phần thảo dược, dược liệu: Các hoạt chất Silymarin, Silibinin, Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate, Flavonoid,…được chiết xuất từ các loại cây thuốc như cây kế sữa, atiso và diệp hạ châu. Nhóm này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và hỗ trợ phục hồi tế bào gan bị tổn thương.
  • Nhóm các hợp chất tổng hợp: Cianidanol, Essential phospholipids, Flumeciol và Methionine,…Những hoạt chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa và trung hòa độc tố tại gan, từ đó tăng cường khả năng giải độc và cải thiện men gan. Nhóm này thường được sử dụng trong các sản phẩm điều trị hỗ trợ, đặc biệt là trong các trường hợp tổn thương gan do rượu, thuốc tây hoặc nhiễm độc gan do tác nhân hóa học.

Sản phẩm hỗ trợ gan với cơ chế trung hòa các gốc tự do, giúp ổn định màng tế bào và bảo vệ mô gan, đồng thời hỗ trợ điều hòa chức năng gan. Tuy nhiên, mỗi dòng sẽ có bảng thành phần khác nhau, công dụng và liều dùng khác nhau. Cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, tùy tình trạng và nguyên nhân gây tổn thương gan bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại sản phẩm phù hợp. 

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ gan

Bất kỳ dòng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nào khi đưa vào cơ thể đều là “con dao hai lưỡi” nếu người dùng không hiểu rõ cơ chế và liều dùng đúng. Việc phụ thuộc và lạm dụng quá mức hoặc dùng không đúng chỉ định hay sử dụng kéo dài không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Một số tác dụng thường gặp mà người dùng cần đặc biệt lưu ý: 

  • Gia tăng áp lực cho gan, làm suy giảm chức gan

Trên thực tế, gan được xem là màng lọc của cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển hóa và loại bỏ các chất độc hại. Khi cơ thể phải tiếp nhận nhiều loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe khác nhau, kể cả sản phẩm hỗ trợ chức năng gan, gan vẫn phải hoạt động tích cực để xử lý chúng. Nếu bị phụ thuộc vào các sản phẩm này có thể khiến gan thêm quá tải, đặc biệt trong trường hợp gan đã bị tổn thương hoặc suy yếu từ trước. Thay vì phục hồi, gan có thể phải “gồng mình” hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng và gây phản tác dụng. Vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ gan cần tuân thủ theo chỉ định từ các chuyên gia y tế. 

  • Gây tổn thương gan

Một số các dòng sản phẩm hỗ trợ gan có chứa các thành phần gây hại cho gan như Methionin. Hoạt chất này làm giảm chu trình acid folic gan và ruột, từ đó giảm chức năng chuyển hóa của gan. Khi sử dụng thuốc có chứa Methionin với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài còn làm tăng homocystein trong máu/nước tiểu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, loãng xương hoặc có thể dẫn đến tắc mạch do huyết khối,…

  • Các tác dụng phụ khác 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ gan không đúng cách không chỉ gây hưởng trực tiếp đến gan mà còn có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân. Những biểu hiện thường gặp bao gồm:

  • Gây cảm giác buồn nôn: Do gan bị kích thích hoặc hoạt động quá mức khiến hệ tiêu hóa phản ứng.
  • Mệt mỏi kéo dài: Khi gan hoạt động kém hiệu quả, khả năng chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể bị suy giảm, gây cảm giác uể oải.
  • Ngứa da, nổi mẩn đỏ: Triệu chứng này xuất hiện khi người bệnh phản ứng với thành phần có trong thuốc, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm.

Các lưu ý phòng tránh và hướng xử lý hiệu quả

  1. Ngưng sử dụng thuốc khi có triệu chứng

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng như dị ứng, cần tạm ngưng sử dụng. Nếu các biểu hiện không cải thiện hoặc tiến triển nặng hơn (kèm theo phát ban, khó thở, phù mặt…), cần đến cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

      2.  Duy trì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng thải độc qua đường tiểu. Nước rất cần thiết đối với cơ thể, nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước thì gan sẽ không thể thực hiện chức năng thải độc một cách hiệu quả.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc và protein thực vật. Tránh xa thực phẩm nhiều đường, chất béo và gia vị cay nóng để không làm tổn hại đến gan.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tích cực vận động, luyện tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể hỗ trợ phòng ngừa và giảm thiểu mắc các về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan,….

       3.  Dùng đúng cách, đúng liều lượng

  • Luôn thận trọng khi sử dụng các sản phẩm hỗ trợ gan vì mỗi loại sẽ chứa thành phần và cơ chế tác dụng khác nhau, phù hợp với từng thể trạng, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Việc lựa chọn sản phẩm không phù hợp có thể gây phản tác dụng, làm tăng gánh nặng cho gan hoặc gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Không lạm dụng việc dùng thuốc khi không thực sự cần thiết. Nếu người bệnh lạm dụng hay uống quá nhiều sẽ dễ khiến gan bị tổn thương nặng nề.

Nói tóm lại, phần lớn các dòng sản phẩm hỗ trợ gan hiện nay đều có thành phần từ thảo dược tự nhiên, giúp chống viêm, bảo vệ tế bào gan và hỗ trợ gan chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng liều lượng, sai chỉ định hoặc lạm dụng trong thời gian dài, các sản phẩm này cũng có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ gan.

Các tin tức khác: